Nên cho mèo ăn gì là câu hỏi tưởng quen thuộc với mọi người nhưng không phải ai cũng biết câu trả lời chính xác. Bởi vì mèo là động vật ăn thịt và chúng cần nguồn protein động vật để có sức khỏe tối ưu. Cụ thể, cho mèo ăn gì để mập, khỏe mạnh, lông mượt,… Hãy cùng DANNY PET tìm hiểu qua bài viết sau!
Nên cho mèo ăn bao nhiêu thức ăn mỗi ngày?
Bạn nên dựa vào trọng lượng, kích thước và độ tuổi để cho mèo ăn lượng thức ăn khác nhau. Vì vậy, hãy cho thú cưng ăn theo thể trạng riêng của nó.
Để biết được chính xác lượng thức ăn mèo của bạn cần bổ sung mỗi ngày, bạn có thể tính dựa trên cân nặng của bé. Cụ thể:
- Dưới 2kg bé mèo sẽ cần 140-150gr thức ăn/ngày.
- Từ 2-4kg, bé sẽ cần 150-250gr thức ăn/ngày.
- Từ 4-6kg, bé sẽ cần 250-350gr thức ăn/ngày.
- Từ 6-8kg, bé sẽ cần 350-450gr thức ăn/ngày.
Sau khi bạn đã tính được lượng thức ăn mà mèo cần, việc tiếp theo là phân chia thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần ăn mỗi bữa.
Mặc dù mèo là động vật ăn thịt, nhưng đừng chỉ cho mèo ăn mỗi thịt mà nên bổ sung thêm các nhóm dinh dưỡng khác. Theo khuyến cáo của chuyên gia, trong mỗi bữa ăn, bạn nên bổ sung dinh dưỡng như sau: 50% thịt động vật, 30% rau xanh, 20% cơm.
Nên cho mèo ăn gì? Dinh dưỡng cần thiết trong từng giai đoạn
Mèo ở mỗi độ tuổi sẽ có chế độ ăn khác nhau để phù hợp với các giai đoạn phát triển khác nhau. Vì vậy, lượng protein, vitamin và khoáng chất và chất béo cần cung cấp trong từng giai đoạn phát triển sẽ có sự khác nhau.
Dinh dưỡng của mèo con (Dưới 1 tuổi)
Đây là giai đoạn rất quan trọng đối với sự phát triển trong tương lai của mèo và cần chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng vì đây là giai đoạn mà mèo con đang phát triển xương khớp.
Trong giai đoạn đầu, ít nhất là cho đến khi mèo đủ 20 tuần tuổi, bạn không nên cho mèo ăn thịt sống vì hệ thống miễn dịch của chúng vẫn còn ít. Tiếp theo, bạn không được cho mèo con ăn xương, kể cả xương đã được nấu chín. Vì những mẫu vụn xương có thể làm tổn thương hoặc làm tắc nghẽn đường ruột.
Vậy khi còn là mèo con, mèo ăn gì? Thức ăn lý tưởng nhất cho mèo nên là thực phẩm ướt, mềm và đã được nấu chín. Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn thực phẩm đóng hộp dành cho mèo con. Bởi vì chúng có thể giúp cho mèo con tăng cường sức khỏe đường tiết niệu.
Từ khoảng 3 tuần tuổi trở đi, mèo con bắt đầu ăn được thức ăn dạng đặc, tuy nhiên vẫn phải mềm. Vì vậy, nếu bạn muốn cho mèo ăn thức ăn khô thì hãy ngâm trong nước hoặc sữa (không nên cho mèo uống sữa bò) để mèo dễ ăn. Thời gian đầu hãy cho mèo ăn ít thức ăn khô để mèo bắt đầu làm quen đã nhé!
Đến khi mèo đủ 8 tuần tuổi thì bạn đã có thể cho mèo ăn theo đủ khẩu phần gồm 5 bữa. Cũng giống như con nít, có thể mèo sẽ không muốn ăn tất cả các bữa và bạn cũng không nên ép chúng ăn. Sau đó, số bữa ăn của mèo sẽ giảm dần. Cho đến khi được 6 tháng, mèo sẽ chỉ ăn 2 bữa mỗi ngày.
Dinh dưỡng của mèo trưởng thành (Từ 1 đến 7 tuổi)
Lúc này, mèo vẫn cần ăn thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao. Và trước khi mua bất cứ thực phẩm nào cho mèo, bạn hãy đọc kỹ nhãn gói để kiểm tra xem nó dành cho mèo ở độ tuổi nào.
Nếu bạn thích nấu ăn cho mèo thì hãy thoải mái cung cấp nhiều loại thực phẩm cho mèo như thịt, cá, rau,… Chỉ cần chúng đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho mèo của bạn là được.
Rau chiếm 20% trong khẩu phần ăn của mèo và là nguồn dinh dưỡng quan trọng, đặc biệt với mèo trưởng thành vì ở tuổi này, mèo đã bắt đầu lười vận động, cần bổ sung thêm nhiều chất xơ.
Vậy mèo ăn được rau gì? Thực tế, mèo ăn được rất nhiều loại rau khác nhau. Trong đó, đậu xanh, rau chân vịt, cà rốt là lựa chọn cung cấp dinh dưỡng tốt nhất.
Dinh dưỡng của mèo trung niên (Trên 7 tuổi)
Lúc này mèo đã bắt đầu già và sức khỏe của nó có thể không còn tốt nữa. Bạn có thể nhận thấy khả năng hoạt động của mèo bắt đầu không còn linh hoạt nữa mà trở nên ì ạch.
Vậy ở giai đoạn này, mèo ăn gì? Bạn nên ưu tiên chế độ ăn ướt bao gồm thức ăn đóng hộp, thức ăn tự nấu chín để giúp tăng lượng chất lỏng mà mèo tiêu thụ. Sở dĩ cho mèo ăn thức ăn ướt vì cơ thể chúng bắt đầu khó phân hủy protein và chất béo.
Ngoài ra, ở độ tuổi trung niên, một số con mèo lớn tuổi có thể gặp các vấn đề răng miệng, rụng răng hoặc đau miệng do các bệnh răng nên chúng cần thức ăn ướt.
Xét về số lượng khẩu phần mỗi ngày, hãy duy trì sự cân bằng, đừng cho ăn quá mức và cũng đừng cho ăn ít hơn lượng thức ăn tiêu chuẩn.
Một điều cần lưu ý khác khi chăm sóc mèo trung niên đó là nên làm nhỏ kích thước thức ăn. Ngoài ra khẩu phần ăn nên được giảm bớt ít chất béo hơn và ít muối và phospho.
Xem thêm Chế độ ăn cho mèo bị tiêu chảy
Một số lưu ý khi cho mèo ăn
Không nên cho mèo ăn: socola, các sản phẩm chứa cafein, trái bơ; các loại quả hạch, hạt trái cây, bắp ngô, cà chua, nấm,…
Đảm bảo luôn cung cấp đủ nước sạch cho mèo uống mỗi ngày.
Cho thức ăn và nước uống của mèo trong hai cái bát riêng biệt. Luôn để bát thức ăn và nước của mèo tránh xa “nhà vệ sinh” của mèo.
Không cho mèo ăn quá nhiều dẫn đến tình trạng béo phì thường dễ mắc các bệnh như đái tháo đường, viêm khớp và bệnh đường tiết niệu,…
Không nên cho mèo ăn cùng với bạn trong các bữa ăn vì điều này sẽ hình thành thói quen xấu của chúng, khiến mèo nghĩ đó là thức ăn của chúng và chúng sẽ “xin ăn” liên tục làm phiền bạn.
Trên đây là chia sẻ về việc nên cho mèo ăn gì và một số lưu ý khi cho mèo ăn. Hi vọng bài viết trên sẽ hữu ích với bạn. Hãy đến DannypetClinic nếu bạn cần tư vấn thêm.