BỆNH TIÊU CHẢY Ở CHÓ VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Bệnh tiêu chảy ở chó

Bệnh tiêu chảy ở chó là một một vấn đề xảy ra vô cùng thường xuyên đối với những người nuôi thú cưng tại Việt Nam cũng như toàn thế giới. Hôm nay Danny Pet Clinic sẽ cùng các bạn tìm hiểu cụ thể về vấn đề này

NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH TIÊU CHẢY Ở CHÓ

Bệnh tiêu chảy ở chó là hiện tượng chó đi ngoài nhiều hơn 3 lần mỗi ngày. Đây là bệnh về tiêu hóa thường gặp ở chó, tuy có thể điều trị tại nhà nhưng bên cạnh đó nếu tự chữa trị không đúng cách có thể dẫn đến những sự cố ngoài ý muốn. Sau đây nguyên nhân và phương pháp điều trị bệnh tiêu chảy ở chó.

NGUYÊN NHÂN GÂY RA BỆNH TIÊU CHẢY Ở CHÓ

Xác định đúng nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp ta tìm được cách điều trị phù hợp nhất. Chứng tiêu chảy ở chó có thể đến từ nhiều nguyên nhân tuỳ theo 2 mức độ bệnh:

  • Tiêu chảy nhẹ: Việc thay đổi thức ăn đột ngột khiến một số bé khá nhạy cảm, không thích nghi được. Hoặc một số bé không quen đi xe, bị nhốt trong lồng hay mang tới những chỗ lạ có thể bị stress và tiêu chảy. Bên cạnh đó các loại thức ăn thừa, bị hỏng hay quá nhiều mỡ, hoặc có khi là cho ăn quá nhiều cũng là một nguyên nhân.
  • Tiêu chảy nặng: Tiêu chảy có thể là một biểu hiện của một số bệnh lý nghiêm trọng như bệnh Care, Parvovirus, viêm gan, các bệnh do ký sinh trùng: sán, giun – giun đũa, giun tóc, giun móc… các bệnh do vi khuẩn như E.coli, Leptospita, Salmonella… Nếu chó của bạn từ 1-12 tháng tuổi, bạn nên đưa bé đến cơ sở thú y thăm khám để phát hiện sớm và được điều trị đúng cách.

Bạn có thể xác định được chó của bạn bị tiêu chảy ở mức độ nhẹ hay nặng qua màu sắc, hình dạng, độ đặc, kích thước, trạng thái của phân.

Bảng màu sắc của phân

Lưu ý khi chó của bạn có những dấu hiệu sau:

Nếu chó của bạn chỉ bị tiêu chảy thông thường thì bạn chỉ cần theo dõi sức khỏe cho bé và kiểm tra màu sắc của phân. Thông thường thì mức độ tiêu chảy nhẹ sẽ chấm dứt sau khoảng vài lần đi ngoài và cơ thể của bé sẽ dần được phục hồi trở lại bình thường.

Tuy nhiên khi gặp những dấu hiệu nguy hiểm sau thì bạn cần nhanh chóng đưa chó của bạn tới cơ sở thú y uy tín:

• Chó bi nôn và đi ngoài ra máu

• Chó bị ốm và sốt cao liên tục trong nhiều giờ

• Chó nôn nhiều, không kiểm soát

• Chó của ban kêu la và đau đớn khi đi vệ sinh

• Chó mệt mỏi, sụt cân rõ rệt

CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH TIÊU CHẢY Ở CHÓ

Khi bạn phát hiện chó bị tiêu chảy phân bất thường, tốt nhất nên cho chó nhịn ăn từ 12 – 24 tiếng để theo dõi. Thường xuyên cung cấp nước sạch cho chó. Nên theo dõi xem bé có uống không. Nếu bé không uống có thể bơm hoặc đút cho bé để bù vào lượng nước đã mất. Tùy tình trạng của chó để bù chất điện giải.

Điều trị bằng thuốc Oresol

Đây là cách điều trị bệnh tiêu chảy ở chó phổ biến nhất hiện nay. Thuốc có tác dụng bù lại lượng nước đã mất. Tuy nhiên đa số mọi người chưa biết dùng thuốc đúng cách. Điều này có thể gây những biến chứng nguy hiểm.

Oresol là loại nước bù trong bệnh tiêu chảy, bệnh sốt cao ra mồ hôi nhiều, nôn nhiều để bù nước, chống mất cân bằng điện giải trong cơ thể. Oresol có nhiều thành phần hơn so với nước uống hàng ngày.

Nếu chó không bị tiêu chảy, không nên cho chúng uống thuốc Oresol. Nếu chó mèo bị tiêu chảy, nôn mửa nhiều, phải uống theo chỉ dẫn, không được uống quá liều vì trong Oresol có Kali, nếu uống nhiều ko tốt cho thận.

Lưu ý khi điều trị chó bị tiêu chảy bằng Oresol

Khi dùng Oresol, phải sử dụng đúng liều lượng của bác sĩ. Pha thuốc Oresol loãng hơn sẽ không có tác dụng, pha đặc dẫn tới ngộ độc muối, nặng có thể chết.

Oresol được đóng gói theo định lượng, hiện nay có nhiều loại gói to nhỏ. Gói Oresol chứa nhiều thành phần và rất khó chia lẻ. Vì vậy phải pha toàn bộ gói oresol với nước đun sôi để nguội, với lượng nước theo đúng chỉ dẫn trên bao bì.

Không được pha thêm sữa, nước khoáng, nước trái cây, nuớc ngọt hoặc cho thêm đường. Không được dùng khi chó mèo không đi tiểu được. Nếu chó mèo nôn thì phải đợi hết nôn, 10 phút sau cho uống từng chút một. Nếu không sử dụng đúng cách sẽ gây rối loạn điện giải, tích nước, nặng có thể chết.

PHÒNG TRÁNH BỆNH TIÊU CHẢY Ở CHÓ

Chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống của chó phải đúng lượng, có thói quen ăn uống tốt, không để chó đói 1 bữa, no 1 bữa sẽ làm dạ dày bị rối loạn gây ra bệnh tiêu chảy. Không nên cho chó con ăn xương đặc biệt là xương gà. Ngoài ra cần cho chó uống nước sạch.

Đảm bảo môi trường sống

Không gian và đồ dùng của chó cần được vệ sinh sạch sẽ, khử trùng định kỳ. Mùa đông cần giữ ấm chỗ ở, mùa hè đảm bảo thoáng mát. Nếu đến môi trường mới thì cần đảm bảo thời gian nghỉ ngơi, chế độ ăn uống hợp lý, đảm bảo.

via GIPHY

Dắt đi dạo an toàn

Khi dắt chó đi dạo chúng ta cần chú ý xem chó nhà bạn có ăn đồ linh tinh khó tiêu không.

Tiêm phòng và tẩy giun

Đây là cách hiệu quả nhất vì chó có rất nhiều bệnh truyền nhiễm như: Parvo, viêm dạ dày. Ngoài ra cần phải tẩy giun định kỳ để cho hệ tiêu hóa chó tốt hơn.

Các bạn có thể đến phòng khám Danny Pet Clinic để trải nghiệm những dịch vụ như tiêm ngừacạo vôi răng để góp phần chăm sóc sức khoẻ đường tiêu hoá tốt hơn chó thú cưng của bạn.
Chúc bạn và thú cưng thật nhiều sức khoẻ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo