Bệnh Parvo ở chó và cách điều trị mới nhất năm 2022

Bệnh Parvo ở chó là một trong những căn bệnh nguy hiểm bậc nhất được biết đến với tỉ lệ tử vong lên tới 91% nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời.

Vậy Parvo là bệnh gì, nguyên nhân từ đâu và cách chữa bệnh Parvo như thế nào? Hãy cùng Dannypet tìm hiểu nhé.

Bệnh Parvo ở chó có nguy hiểm không

Contents

Vậy bệnh Parvo ở chó là gì?

Bệnh Parvo (Canine Parvovirus) là một bệnh siêu vi rất dễ lây lan, biểu hiện ở hai dạng khác nhau: tim và ruột. Ít phổ biến hơn là hình thức tim, tấn công cơ tim của những chú chó con dưới 8 tuần tuổi, thường dẫn đến tử vong. Phổ biến hơn nhiều là dạng ruột, ảnh hưởng đến chó con trong độ tuổi từ 6 tuần đến 6 tháng.

Chó con có thể bị phơi nhiễm khi tiếp xúc trực tiếp với chó bị nhiễm bệnh hoặc các vật bị ô nhiễm bệnh, như bát thức ăn và nước, vòng cổ dây dẫn cho chó và dây xích hoặc giường nệm cho chó, cũng như đồ chơi…

Triệu chứng bệnh parvo ở chó

Hãy đưa chó con của bạn đến cơ sở thú y để được thăm khám ngay nếu như có 1 trong những triệu chứng sau đây:

– Tiêu chảy (thường có máu)

– Nôn mửa không rõ lý do

– Sốt liên tục

– Yếu mệt, chỉ muốn nằm yên trên giường nệm cho chó

– Ăn mất ngon hoặc bỏ ăn, dù thức ăn bạn đưa vào là loại thức ăn hạt cho chó mà bé thích

– Giảm cân đột ngột

– Mất nước

  • Việc phát hiện bệnh sớm và tích cực điều trị bằng phương pháp đúng có thể đem lại tỉ lệ sống đến 90%.

Cách điều trị bệnh Parvo ở chó

Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị cho parvo, vì vậy bác sĩ thú y của bạn sẽ điều trị các triệu chứng mà con chó của bạn đang mắc phải trong thời gian bị bệnh.

Bệnh Parvo ở chó gây nôn và tiêu chảy sẽ khiến hiện tượng mất nước, vitamin và muối khoáng diễn ra, do đó bạn cần phải cấp nước ngay bằng biện pháp truyền tĩnh mạch có chứa các chất điện giải cần thiết (natri, kali) để kịp thời bổ sung năng lượng cho chó.

Parvo cũng làm giảm số lượng tế bào bạch cầu của chó, làm suy yếu nghiêm trọng hệ thống miễn dịch và khiến chó dễ bị phụ nhiễm vi khuẩn. Đây là mối quan tâm đặc biệt với parvo vì virus có thể làm hỏng một bức tường ruột chó, làm tăng khả năng nhiễm trùng. Vì vậy, bác sĩ thú y của bạn cũng có thể đưa con chó của bạn vào một loại thuốc kháng sinh để chống nhiễm trùng.

Ngoài ra trong quá trình điều trị, bạn cần:

  • Vệ sinh nơi ở của chó: Bệnh Parvo ở chó gây nôn mửa và tiêu chảy liên tục do đó việc vệ sinh chuồng nuôi cách ly chó ngay lập tức nhằm tránh phân và các chất thải mang mần bệnh lây cho các chó khác.
  • Khử trùng các vật dụng của chó: Các vật dụng của chó nhiễm bệnh cần phải được khử trùng đúng cách bằng các dung dịch chuyên dụng như Cloramin B.
  • Luôn giữ nhiệt độ xung quanh phù hợp: Khu vực điều trị của thú cưng cần phải ở một nhiệt độ phù hợp, không quá lạnh cũng không quá nóng giúp cho việc điều trị trở nên thuận lợi và nhanh chóng hơn.

Chăm sóc sau khi điều trị xong

Đây là việc quan trọng để giúp chó con của bạn nhanh chóng hồi phục và phát triển bình thường.

Sau khoảng 1 tuần cho ăn, khi dạ dày và ruột của bé đã hồi phục, không còn dấu hiệu của sự viêm loét nhiễm trùng, bạn đã có thể thêm vào cháo các loại protein băm nhỏ như thịt heo, bò, gà xay, hoặc trứng cùng cháo loãng giúp bao tử có thể thích nghi từ từ với việc tiêu hóa 

Bạn có thể bổ sung thêm một số rau củ nghiền nhỏ cùng với cháo giúp cho bé ăn uống ngon miệng hơn và có nhiều năng lượng hơn nhờ thực đơn thay đổi linh hoạt cùng nhiều dưỡng chất khác nhau.

Một lưu ý nho nhỏ cuối cùng, bạn nên tránh cho bé ăn các loại thức ăn dầu mỡ vì chúng gây khó tiêu cũng như rất có hại đối với bao tử của chó con của bạn.

Cách phòng bệnh Parvo ở chó

Để ngăn ngừa bệnh Parvo ở chó, bạn nên cho cún cưng của mình đi tiêm phòng vacxin ngay khi chó con vừa được 6-7 tuần tuổi.

Sau đó 21 ngày, bạn nên cho chó đi tiêm nhắc lại vacxin nhằm củng cố hệ miễn dịch cho bé.

Các vacxin về bệnh Parvo cần phải được tiêm định kỳ 1 năm một lần để giúp chó ngừa bệnh hiệu quả nhất.

Xem thêm dịch vụ tiêm ngừa cho thú cưng tại Danny Pet Clinic

Xem thêm cách chăm sóc sau điều trị Parvo cho chó

Nhìn chung, bệnh Parvo ở chó luôn cần phải được lưu ý và đề phòng bởi người nuôi thú cưng. Bạn cần phải quan tâm đến lịch chủng ngừa định kỳ và chế độ dinh dưỡng của bé ngay từ khi còn nhỏ để chuẩn bị cho bé một sức đề kháng hoàn hảo nhất.

Thêm vào đó, các ca bệnh Parvo tuy chưa có thuốc đặc trị dứt điểm nhưng khả năng sống sót vẫn có thể xảy ra tùy vào mức độ đề kháng của chó cũng như việc điều trị của bác sĩ thú y.

Dựa vào việc chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ chữa trị phù hợp cũng như cho bạn lời khuyên đúng đắn để nâng cao tỉ lệ sống của cún cưng.

Do đó, khi phát hiện em ấy có bất kỳ biểu hiện bất thường nào, hãy đưa bé đến trung tâm thú y gần nhất, đồng thời chuẩn bị tâm lý sẵn sàng đồng hành chăm sóc cho bé kỹ lưỡng suốt thời gian bé nằm bệnh nhé.

Ghé thăm Fanpage Danny Pet Clinic để nhận những ưu đãi và chăm sóc tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo